Địa Ốc Đại Vũ

Ngọc Huyền

DỰ BÁO: NĂM 2022 GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN TIẾP TỤC TĂNG CAO, NẾU CÓ Ý ĐỊNH, NÊN XUỐNG TIỀN MUA SỚM

Theo các chuyên gia, năm sau nguồn cung bất động sản vẫn còn hạn chế, trong khi đó, dòng tiền đổ vào nhà đất sẽ rất lớn nên dự báo giá sẽ tiếp tục tăng cao.

Dự báo này được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo về giải pháp phục hồi thị trường bất động sản mới đây.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: “Sang năm 2022, xu hướng giá bất động sản có thể tiếp tục tăng ở mức cao vì nguồn cung yếu do thủ tục đầu tư vẫn chưa được tháo gỡ triệt để và lực cầu đang được duy trì, thậm chí có thể mạnh hơn”.

Ông Nguyễn Đức Lập – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản (BĐS) đánh giá, thị trường BĐS những năm gần đây có nhiều sự thay đổi và điều chỉnh ở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kéo theo sự thay đổi về quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị. Đây cũng là lý do quan trọng làm cho thị trường BĐS khắp Việt Nam tạo nên những cơn sốt trước đó.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác làm lực đỡ cho thị trường BĐS trong thời gian qua. Cụ thể là lãi suất cho vay trên thị trường còn thấp. Dòng tiền trong xã hội không được đưa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã dịch chuyển vào các kênh đầu tư, trong đó có BĐS. Xu hướng này vẫn còn khả năng tiếp diễn cho đến cuối năm 2022

“Sự bùng nổ đầu tư công và đầu tư hạ tầng giao thông trên khắp cả nước đã làm gia tăng giá trị BĐS ở nhiều nơi. Đây là lý do cơ bản giúp thị trường nhiều nơi ít có biến động về giá giao dịch mua bán hoặc mức giá suy giảm không nhiều khi vừa trải qua những đợt sốt nóng. Giá vẫn neo ở mức cao, mặc dù không có giao dịch. Hiện tại, nhiều địa phương đang điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch tổng thể đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Xu hướng đô thị hóa, quy hoạch mở rộng theo chiều ngang vẫn còn đẩy mạnh trong giai đoạn tới” – ông Lập phân tích.

Số liệu của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, đến thời điểm hiện tại, nguồn cung mới ra thị trường chỉ bằng một nửa so với năm ngoài.

Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Đinh, ngoài yếu tố Covid-19 gần đây, nguồn gốc sâu xa đến từ việc các chính sách, pháp luật của thị trường bất động sản chưa được tháo gỡ triệt để.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest cũng chia sẻ, ách tắc lớn nhất trên thị trường hiện nay là khung pháp lý. Ví dụ như để được phê duyệt chủ trương đầu tư nhà ở thương mại, doanh nghiệp phải qua được quy định có 100% đất hoặc dinh đất ở – vốn được xem là “barie lớn nhất” cho các đơn vị trong ngành.

Theo ông, hiện khoảng 400 dự án trên cả nước bị vướng bởi quy định này do chỉ khoảng 5% doanh nghiệp có thể đảm bảo 100% đất ở, còn lại đa phần họ sở hữu các loại đất khác hoặc đất hỗn hợp.

Trong khi nguồn cung hạn chế, cầu thị trường lại rất mạnh. Ông Đính cho biết, trong thời gian vừa qua, thị trường đã xuất hiện lực cầu F0, những người mới tham gia vào thị trường. Theo ông, đã có sự mất cân đối cung – cầu, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM.

Còn ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc của batdongsan.com.vn, chỉ ra thị trường BĐS Việt Nam có lượng giao dịch và tốc độ phát triển rất mạnh, đặc biệt từ giai đoạn hiện tại. Với những sự bùng nổ của thị trường BĐS, tiềm năng của thị trường Việt Nam được tổ chức quốc tế và các đơn vị đầu tư trên thế giới rất quan tâm

Bên cạnh đó, ông Quốc Anh cũng cho rằng, Chính phủ đang có các động thái quyết liệt hơn thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm 2021, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi phục. Việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng được đánh giá là có tác động trực tiếp tới thị trường BĐS, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của BĐS trong các năm tới.

Ngoài ra, một số chính sách khác như việc nới lỏng tín dụng cho BĐS, đẩy nhanh thủ tục pháp lý của các dự án. Một yếu tố quan trọng nữa đó là sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế vĩ mô cần duy trì tốc độ như hiện tại hoặc cao hơn. Đó là những yếu tố thúc đẩy thị trường BĐS phát triển bền vững trong tương lai.

Ông Nghĩa nhấn mạnh, thực trạng này dẫn đến hiện tượng lãng phí đất đai nghiêm trọng, làm đinh trệ cả tài chính và thị trường rơi vào rủi ro. Bởi có những tập đoàn lớn nhưng âm dòng tiền nhiều năm nay lại không hề lo lắng vì mục đích của họ là đầu cơ dự án. Một trong những lý do dẫn đến hiện tượng này là thể chế, pháp lý không minh bạch, rõ ràng.

“Hậu quả là tiếng kêu về giá bất động sản trong nhiều năm trở lại đây rất nhiều. Nhiều người trẻ nghĩ 1,5 tỷ đồng có thể mua được một căn chung cư ngoài vành đai, cách xa trung tâm, nhưng giá thực tế có thể đã lên đến 2,5 tỷ đồng”, ông nói.

Vì vậy, ông Nghĩa đề xuất các đơn vị liên quan như Bộ Xây dựng… có thể thành bộ phận rà soát lại toàn bộ quỹ đất trong thành phố để thu hồi hoặc đánh thuế thật mạnh.

“Giá bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao, nhất là thành phố lớn. Riêng TP HCM, giá bất động sản hiện tăng gấp 2 lần và không có dấu hiệu giảm”, ông nói.

Ngoài vấn đề giá tăng do chênh lệch cung cầu, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia còn chỉ ra một nguyên nhân khác – là hiện tượng có rất nhiều doanh nghiệp mua gom và đầu cơ dự án.

Ông nói rằng, có nhiều quan điểm nhìn nhận đây là thời điểm tốt để mua gom bất động sản dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mang tiếng “ôm đất” để phát triển dự án nhưng chỉ làm cho có lệ, trong khi những đơn vị khác cần lại thiếu đất, thiếu dự án trầm trọng.

Bình luận về thông tin này, anh Phạm Anh Tuấn, một nhà phân tích dữ liệu bất động sản cho rằng, trong năm 2022, dòng tiền đổ vào nhà đất chắc chắn lớn hơn vì đây vẫn là kênh đầu tư an toàn.

Theo anh Tuấn, nguồn cung bất động sản khó tăng thêm vì quỹ đất thì có hạn, giá vật liệu xây dựng thì đang tăng mạnh. Theo đó, giá nhà đất sẽ tăng cao là điều tất yếu. Vì vậy, nếu ai đang có ý định hoặc nhu cầu mua bất động sản, nên cân nhắc “xuống tiền” mua sớm.

Nguồn: ST

Cần Đước: Nơi đến lý tưởng của các nhà đầu tư

Cần Đước là huyện phía Nam của tỉnh Long An, tiếp giáp TP.HCM nên thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa và tiếp thu công nghệ. Bên cạnh đó, Cần Đước được xác định là một trong những huyện trọng điểm kinh tế của tỉnh và là vùng đất có nhiều lợi thế trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội. Qua đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Cần Đước được xác định là điểm đến hấp dẫn, đầy triển vọng của các nhà đầu tư.

 Vị trí địa lý thuận lợi Cần Đước có diện tích tự nhiên khoảng 218km2, với dân số trên 188.000 người, huyện có 16 xã và 1 thị trấn. Có thể nói, quá trình xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội địa phương, ngoài nền tảng về truyền thống văn hóa, huyện còn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và nguồn lao động, luôn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Với những lợi thế và định hướng phát triển đúng đắn, môi trường đầu tư thông thoáng, Cần Đước chính là điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư.
Huyện Cần Đước có những tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng gắn kết với TP.HCM, nối liền giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ. Đặc biệt, các xã vùng hạ của huyện là nơi gặp nhau giữa sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát trước khi đổ ra biển Đông. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp gắn với nghề biển như sửa chữa, đóng tàu,… Ngoài lợi thế về giao thông đường thủy, hệ thống giao thông đường bộ cũng rất thuận tiện cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Cần Đước có tuyến Quốc lộ 50 đi xuyên qua địa bàn, đồng thời, tuyến Quốc lộ 1 được nối liền với huyện thông qua các đường tỉnh: 826, 835, 830, 826B được mở rộng, nâng cấp, bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Huyện ủy về xây dựng huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tập trung thực hiện 4 chương trình trọng tâm mang tính đột phá (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (nhiệm kỳ 2010-2015)). Trong đó, thực hiện chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, hàng loạt công trình giao thông được mở rộng, nâng cấp, trải nhựa, tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi, không chỉ làm thay đổi bộ mặt nông thôn địa phương mà còn là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài sự nỗ lực của địa phương, sự quan tâm đầu tư của tỉnh cho việc mở rộng giao thông, huyện có nhiều lợi thế từ chương trình liên kết giữa TP.HCM và tỉnh Long An. Trong đó, việc mở rộng các tuyến giao thông vành đai cho TP.HCM tạo điều kiện liên kết giữa Cần Đước với TP.HCM, nhất là tuyến vành đai của thành phố nối liền giữa Quốc lộ 1 với tỉnh Đồng Nai chạy xuyên qua địa bàn. Vì thế, mạng lưới giao thông của huyện rất lý tưởng phục vụ việc xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp. Tạo điều kiện để thu hút đầu tư Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, việc đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông cũng chính là lợi thế của Cần Đước trong thu hút nhà đầu tư đến với huyện. Đặc biệt, tỉnh quy hoạch,  xây dựng hệ thống kho bãi, bến cảng và đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động cũng là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Giai đoạn 2010-2015, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23%/năm, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 62%. Đến nay, huyện quy hoạch gần 3.000ha đất công nghiệp được phân bổ trải dọc theo các tuyến sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ, Rạch Cát. Toàn huyện có 3 khu và 6 cụm công nghiệp.

Trong khu công nghiệp tại xã Long Định

Các cụm công nghiệp theo các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; trong đó, trên 750ha được san lấp mặt bằng. Hiện tại, Cần Đước xây dựng, đưa vào hoạt động các khu công nghiệp (KCN) tại xã Long Định, Long Cang với diện tích trên 170ha, KCN Thuận Đạo mở rộng 815ha, KCN Cầu Tràm quy mô 79ha tại xã Long Trạch, KCN và cầu cảng Phước Đông,… thu hút trên 50 doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, đi vào sản xuất, tạo việc làm cho 5.600 lao động có thu nhập ổn định. Năng lực sản xuất cơ bản đáp ứng nhu cầu tập trung vào nhóm ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ cho ngành nông nghiệp như: Chế biến thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng, xi măng, bao bì, bê-tông đúc sẵn,… Nhóm ngành công nghiệp cơ bản: Phân bón, công nghiệp chế biến thực phẩm, cơ khí,… đó là một số ngành có tốc độ phát triển khá cao, có tiềm năng phát triển và đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, các ngành nghề truyền thống như: Đóng ghe, dệt chiếu, chạm khắc gỗ và một số ngành nghề mới phát triển như đóng sà lan, gia công may mặc, dịch vụ sửa chữa cơ khí,… cũng được tạo điều kiện để phát triển thông qua việc quy hoạch các cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, các khu tái định cư (TĐC) được đầu tư xây dựng, gắn với phát triển đô thị, bước đầu mang lại nhiều hiệu quả. Trong kế hoạch 12 khu TĐC với 264,8ha của huyện, có 9 khu TĐC đã và đang triển khai xây dựng, số hộ TĐC 1.276 hộ, tỷ lệ 62%, gồm các khu TĐC: Cầu Tràm – xã Long Trạch, Bình Điền – xã Long Định, Phước Đông, Việt Hóa, Long Cang. Nhìn chung, các hộ vào TĐC ổn định và dần thích nghi với nơi ở mới, tạo nên bộ mặt khu dân cư trong nông thôn mới, thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cho các dự án khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Hóa Long An (xã Phước Đông) – Võ Văn Thanh cho biết: “Những năm qua, tỉnh, huyện luôn đề cao vai trò, đặt trọng tâm vào việc phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp. Được tạo điều kiện thuận lợi, bước đầu, công ty thực hiện dự án Khu dân cư ấp 5 Phước Đông, góp phần ổn định TĐC của người dân trên địa bàn và đang quy hoạch Hoa viên Phước Đông với diện tích 40,5ha. Ðể hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển, huyện có cơ chế đối với lĩnh vực này và ngày càng quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp”. Chủ tịch UBND huyện – Phạm Chí Tâm cho biết: “Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Đước luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân,… Huyện luôn quan tâm cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút nhà đầu tư bằng những chủ trương, cơ chế, giải pháp cụ thể, thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Công tác đào tạo nghề cũng được thực hiện khá tốt bằng nhiều loại hình khác nhau, huyện liên kết với các đơn vị mở hàng chục lớp đào tạo nghề; qua đó, cung cấp hàng ngàn lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương”. Với những lợi thế và định hướng phát triển đúng đắn, môi trường đầu tư thông thoáng, Cần Đước chính là điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư nhằm sản xuất, kinh doanh bền vững, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xứng đáng là huyện trọng điểm kinh tế, huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh./. Nguồn: ST

Bất động sản Long An được dự báo sẽ “cất cánh” trong năm 2022

Tọa lạc tại cửa ngõ giao thương giữa TP.HCM và 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ, Long An đang được ví như “miền đất hứa” khi khởi động một loạt dự án hạ tầng “khủng”. Trong tương lai gần, với sự xuất hiện của các ông lớn bất động sản, giá đất nơi đây được dự báo tăng lên từng ngày.

Nằm giáp ranh TP.HCM, Long An kết nối hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ. Tận dụng lợi thế vị trí cửa ngõ giao thương đặc biệt này, những năm gần đây, Long An đã và đang tập trung đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển hạ tầng. Giai đoạn 2021 – 2025, địa phương này dự kiến chi gần 30.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng. Trong đó, tỉnh đang hoàn thành việc nâng cấp các tuyến quốc lộ 1A, 50, 62, N2. Các tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Bến Lức – Long Thành giúp kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành…

Các chuyên gia nhận định, việc phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, cộng với mặt bằng giá còn thấp và vị trí chiến lược kết nối TP.HCM với đồng bằng sông Cửu Long đã giúp Long An đón nhận sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của cả khu vực.

Sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giúp bất động sản Long An “bứt tốc”

Ghi nhận từ một trang thông tin bất động sản cho thấy, xét trên mức độ quan tâm thì nhà đất khu Tây Tp.HCM mà cụ thể là Long An hiện đang ở mức cao. Riêng khu trung tâm thành phố Đức Hòa có thể phát triển khu đô thị hạng sang, các khu Bến Lức, Cần Giuộc cũng giàu tiềm năng phát triển những dự án bất động sản trung cấp, phục vụ người lao động tại các khu công nghiệp.

Đặc biệt, với sự quyết liệt của chính quyền Long An, dự báo các huyện Đức Hòa, Bến Lức… sẽ sớm trở thành các đô thị vệ tinh hiện đại và các khu, cụm công nghiệp công nghệ cao “chia lửa” với TP.HCM.

Trong số các địa phương tiềm năng nói trên phải kể đến huyện Đức Hòa. Ngoài vị trí đắc địa khi là huyện tiếp giáp trực tiếp với TP.HCM, Đức Hòa còn sở hữu những con đường huyết mạch mang tính kết nối vùng và tác động trực tiếp đến quá trình giao thương như đường Nguyễn Văn Bứa, đoạn đường này đã và đang được nâng cấp, mở rộng từ 32m lên 40m với tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng.

Trong một diễn biến có liên quan, những thông tin về việc quy hoạch Đức Hòa thành đô thị loại 3 và thành lập TP Đức Hòa trực thuộc tỉnh là một tín hiệu tích cực giúp thêm đà bứt phá đối với thị trường bất động sản tại đây. Chính hạ tầng giao thông được đẩy mạnh phát triển, trong đó nổi bật là tuyến phố thương mại 3/2 với mặt tiền thoáng rộng, lối giao thông tiếp cận dễ dàng – con đường huyết mạch của Đức Hòa, đã tiếp thêm sự sôi động của thị trường.

Phối cảnh đại lộ thương mại trung tâm Imperia Grand Plaza Đức Hòa tại thị trấn Hậu Nghĩa huyện Đức Hòa (Long An)

Theo nhận định của giới chuyên gia, thời gian tới, Long An nói chung và huyện Đức Hòa sẽ có sức bật phát triển kinh tế vượt trội, thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi, đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ, thu hút nhiều dự án quy mô xứng tầm trong khu vực.

Với tiềm năng phát triền mạnh mẽ, những năm trở lại đây, Đức Hòa đã trở thành “bến đỗ” đầu tư của nhiều nhà phát triển BĐS với các dự án dự báo sẽ làm Đức Hòa “thay da, đổi thịt”.

Một trong số các dự án trọng điểm tại Đức Hòa phải kể đến đại lộ thương mại trung tâm Imperia Grand Plaza Đức Hòa tọa lạc trên đường 3/2, thị trấn Hậu Nghĩa do MIKGroup và MST Investphát triển. Imperia Grand Plaza Đức Hòa có quy mô hơn 400 căn nhà phố shophouse với tổng diện tích hơn 11ha. Dự án nằm ở trung tâm hành chính, với vị trí đắc địa, sầm uất giao thương chắc chắn sẽ mang tới cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

Theo anh Nguyễn Thế Cương – môi giới bất động sản tại Long An, nhà đầu tư bắt đầu “xuống tiền” nhanh hơn khi thông tin định hướng Đức Hòa trở thành thành phố. Bên cạnh sản phẩm đất nền thì phân khúc nhà phố và biệt thự cũng được các nhà đầu tư tìm kiếm. Tính từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12/2021, giá trung bình 1m2 tại Đức Hòa tăng dao động khoảng 5-10% so với thời điểm trước dịch.

Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cho biết: đón xuân Nhâm Dần 2022, Long An khởi sắc trên toàn lĩnh vực và trở thành điểm sáng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, tỉnh thực hiện tốt “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ, là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Bí thư tỉnh ủy Long An khẳng định, qua hơn 20 năm các nhà đầu tư đến Long An đều toàn thắng.

NGUỒN:tienphong.vn

Long An đón sóng đầu tư đô thị vệ tinh

Nhờ sở hữu vị trí đắc địa và hàng loạt những khu công nghiệp quy mô lớn, bất động sản Long An trở thành điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư.

Nhiều tiềm năng trong tương lai

Trước việc giá bất động sản TP HCM liên tục tăng do khan hiếm nguồn cung, xu hướng đầu tư dịch chuyển về vùng ven trong những năm gần đây. Với quỹ đất rộng, lại giáp ranh với vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất khu vực phía Nam, Long An thu hút nhiều dự án khu công nghiệp đến từ các tập đoàn lớn của Trung Quốc đổ bộ về Việt Nam. Cùng với đó, hàng loạt dự án khu đô thị đi kèm với kinh phí lớn cũng bắt đầu được manh nha xây dựng tại địa phương này.

Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp sẽ là phân khúc hưởng lợi trước, kéo theo đó là cơ hội phát triển bất động sản nhà ở hình thành quanh các khu công nghiệp nhờ phát sinh nhu cầu ở thực của người dân và chuyên gia

Với lợi thế nắm giữ vị trí kết nối giữa TP HCM đến các tỉnh miền Tây, Long An hiện sở hữu đến 4 trong 13 dự án hạ tầng giao thông lớn, vừa được TP HCM khởi công vào tháng 4/2020 gồm cầu kênh A, kênh B, hệ thống thoát nước Hương Lộ 11 (Bình Chánh), đường Trần Văn Giàu (Bình Tân). Đây cũng lý do khiến địa phương này trở thành tâm điểm của nhà đầu tư bởi trong tương lai gần, khi các công trình trọng điểm này hoàn thiện sẽ kéo theo giá bất động sản tăng, mở ra nhiều cơ hội sinh lợi cho giới đầu tư.

Ngoài ra, xu hướng giãn dân về các đô thị vệ tinh trong những năm gần đây cũng là yếu tố khiến Long An trở thành “miền đất hứa” của nhà đầu tư đến từ TP HCM và các vùng lân cận.

Bất động sản vừa túi tiền tại Long An

Những năm gần đây, các vùng giáp ranh TP HCM như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc….có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi mà hầu hết các dự án khu đô thị vệ tinh, cụm khu công nghiệp đổ bộ ngày càng nhiều tại những khu vực này.

Trong đó, Cần Giuộc được chú ý bởi sở hữu diện tích lớn và ôm trọn khu Nam TP HCM. Đây cũng là địa bàn chiến lược về kinh tế khi là cửa ngõ phía Nam và Đông Nam TP HCM. Chính vị trí thuận lợi, Cần Giuộc hiện sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Long Hậu, Tân Kim, Nam Tân Lập, Bắc Tân Lập. Việc xuất hiện nhiều khu công nghiệp cũng kéo theo các dự án đô thị vệ tinh phát triển tại khu vực này.

Có mức giá phù hợp nhưng nguồn cung dự án tại địa phương này vẫn còn khá hạn chế. Chưa có nhiều dự án hội tụ đầy đủ những tiện ích, hạ tầng đồng bộ. Nắm bắt xu hướng giãn dân trong tương lai của thành phố cũng như thị hiếu nhà đầu tư, trong quý IV/2020 vừa qua, Thắng Lợi Group ra mắt dự án The Sol City, tọa lạc tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc với tổng quy mô hơn 103 ha.

Theo nhà đầu tư và phát triển dự án Thắng Lợi Group, mức giá của các sản phẩm tại dự án giao động 21-25 triệu đồng mỗi m2, ngang với mặt bằng chung của thị trường. Cư dân hưởng trọn 39 tiện ích nội khu hiện đại từ trường học, bệnh viện, khu thể thao đa năng, trung tâm thương mại, clubhouse tích hợp… Tất cả đều được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đủ nhu cầu sống, giải trí, nghỉ dưỡng của cư dân và chuyên gia.

Ngoài ra, The Sol City còn tọa lạc ngay trên tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, tuyến đường huyết mạch kết nối TP HCM đi các tỉnh miền Tây. Nhờ đó, chủ đầu tư kỳ vọng, trong thời gian tới, giá bất động sản tại đây sẽ có tiềm năng tăng khi tuyến cao tốc này hoàn thiện và đi vào hoạt động.

Nguồn: https://vnexpress.net/

Long An tạo quỹ đất sạch hút đầu tư

Tỉnh triển khai giải phóng mặt bằng tại các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ để tạo quỹ đất sạch, thu hút dòng vốn.

Tại huyện Cần Giuộc, địa phương này đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ 57 dự án, chi trả bồi thường hơn 7.700 hộ gia đình, cá nhân với số tiền trên 3.952 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng hơn 2.296 ha đất.

Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư 97 dự án khu, cụm công nghiệp, đô thị, dân cư, tái định cư, thương mại và dịch vụ, nghĩa trang,… với tổng diện tích khoảng 5.845 ha; 9 công trình trọng điểm của Trung ương, tỉnh, huyện với tổng diện tích khoảng 626 ha.UBND tỉnh cũng dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 23 dự án, diện tích 8.621 ha.

Theo lãnh đạo huyện, trong thời gian tới, địa phương sẽ tập trung thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đầu tư các khu tái định cư, phục vụ bố trí tái định cư cho công trình trọng điểm, trong đó có Quốc lộ 50B.

Địa phương này cũng siết chặt quản lý đất đai, xây dựng. Theo ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch UBND huyện, những trường hợp hạ thấp mặt bằng, khai thác đất trái phép thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng sẽ bị xử lý. Huyện cũng đề xuất giải pháp kiểm soát giá đất, thị trường bất động sản, đồng thời xử lý các đối tượng làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, gây khó khăn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tại huyện Tân Trụ, trong năm nay, địa phương tập trung hoàn thành khu tái định cư Mỹ Kim Long, khu dân cư chỉnh trang đô thị trung tâm thị trấn Tân Trụ 2. Huyện cũng tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp để sớm xây dựng các nhà máy ở Khu công nghiệp An Nhựt Tân.

Huyện này cũng đẩy mạnh bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án Quốc lộ 50B, đường ven sông Vàm Cỏ Tây, đường vào Khu di tích Vàm Nhựt Tảo đến sông Vàm Cỏ Đông… Trong giai đoạn 2023 – 2025, Tân Trụ sẽ tiếp tục triển khai giải phóng mặt bằng 4 khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái, khu dân cư trên địa bàn các xã Bình Trinh Đông, Tân Phước Tây, Nhựt Ninh, Đức Tân và thị trấn Tân Trụ.

Trong khi đó, là địa phương trọng điểm về phát triển công nghiệp, huyện Cần Đước cũng đang triển khai các biện pháp, giải pháp về bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025, theo kế hoạch, huyện sẽ giải tỏa gần 20 công trình với diện tích đất thu hồi gần 1.400 ha.

Tại Đức Hòa, để xây dựng dự án Khu công nghiệp Hựu Thạnh, huyện cũng tiến hành kiểm đếm đất và tài sản trên đất đạt 99%, phê duyệt phương án bồi thường gần 1.300 hộ, diện tích khoảng 520 ha. Hiện, địa phương chi trả bồi thường cho hơn 1.200 hộ với tổng diện tích gần 490ha.

Ông Lê Thành Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Đức Hòa cho biết trên địa bàn đang có 97 dự án giải phóng mặt bằng, trong đó 17 dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, 80 dự án vốn ngoài ngân sách. Dự kiến, tổng diện tích đất thu hồi để bàn giao cho các dự án hơn 6.112 ha.

Để hoàn thành mục tiêu có đất cho dự án, ông Phong cho biết thời gian tới, Đức Hòa sẽ tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc như công tác kê biên, bồi thường một số dự án còn chậm, chưa đạt yêu cầu; chủ đầu tư chưa bảo đảm kinh phí để chi trả cho người dân. Huyện cũng có nhiều dự án đang triển khai nhưng nhân sự còn thiếu dẫn đến chậm tiến độ. Bên cạnh đó, ông Phong cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành cần chặt chẽ hơn.

Hiện tại, tỉnh Long An thực hiện mục tiêu đẩy nhanh quá trình đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi, thu hút đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, dân cư đô thị, thương mại – dịch vụ của tỉnh.

Giai đoạn 2021-2025, Long An đặt kế hoạch giải quyết các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 4.000 ha đất. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh dự kiến hoàn thành bồi thường, giải phóng tối thiểu 5.000 ha đất, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Nguồn: vnexpress.net

TP.HCM mở rộng quốc lộ 50 nối Long An lên 34m sẽ giảm kẹt xe và tai nạn

Quốc lộ 50 từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến giáp ranh tỉnh Long An được mở rộng lên 34m, dự kiến hoàn thành vào năm 2024 được kỳ vọng giải quyết được bài toán kẹt xe và tai nạn trên tuyến đường này.

Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm vừa ký quyết định phê duyệt dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 (đoạn qua H.Bình Chánh) với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng.

Dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 nhằm tăng cường năng lực khai thác tuyến đường trục liên kết TP.HCM với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây; tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, các tuyến trục chính, vành đai của thành phố. Qua đó, phát huy hiệu quả các dự án trong khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.

Dự án cũng hướng đến mục tiêu giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt cho tuyến đường vận tải quan trọng của thành phố và khu vực phía nam thành phố; từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch được phê duyệt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Điểm đầu dự án giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối tiếp giáp với tỉnh Long An, tổng chiều dài tuyến khoảng 6,92 km, gồm 2 đoạn chính.

Đoạn 1 dài khoảng 4,36km từ đường Nguyễn Văn Linh đến điểm giao với quốc lộ 50 hiện hữu sẽ được xây dựng mới như tuyến đường song hành. Đoạn còn lại sẽ được mở rộng trên hiện trạng quốc lộ 50, không bao gồm đoạn thuộc phạm vi dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Toàn tuyến được mở rộng lên 34m, đáp ứng 6 làn xe cùng dải phân cách ở giữa, vỉa hè 2 bên cho người đi bộ. Dự án cũng xây dựng mới cầu Ông Thìn (vượt qua sông Cần Giuộc) và gia cường, mở rộng cầu hiện hữu đảm bảo chiều rộng cầu từ 25 m đến 26,5 m, đáp ứng 6 làn xe và lề bộ hành 2 bên.

Hệ thống thoát nước mưa được làm bằng cống tròn bê tông cốt thép đường kính 800 – 1500 mm và hệ thống thoát nước thải bằng cống tròn HDPE đường kính 300 mm dọc hai bên tuyến để thoát nước ra rạch Bà Lớn, rạch Rô, sông cần Giuộc và các rạch hiện hữu dọc tuyến. Đối với các vị trí rạch thoát nước hiện hữu sẽ được làm bằng cống tròn, cống hộp hoặc cầu bản bê tông cốt thép.

Ngoài ra, dự án cũng lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng tại dải phân cách giữa hoặc vỉa hè, sử dụng đèn led; cây xanh trồng trên vỉa hè, dải phân cách và tiểu đảo.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024. Giám đốc Sở GTVT TP.HCM yêu cầu chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với UBND H.Bình Chánh và các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm 2022 để đảm bảo tiến độ dự án.

NGUỒN: Thanhnien.vn

 

Long An xây mới hơn 16.000 nhà thương mại trong năm 2022

UBND tỉnh Long an vừa phê duyệt quyết định về Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Long An năm 2022 với mục tiêu tăng thêm 6.815.000m2 diện tích nhà ở.

Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 29,1 m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 29,9 m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 28,8 m2 sàn/người.

Dự kiến sẽ có 60.535 căn nhà được xây dựng trong năm 2022 gồm:

16.381 căn nhà thương mại có diện tích 330,5 ha, vốn đầu tư 16.463,1 tỷ đồng;

4.167 căn nhà ở xã hội diện tích 40,4 ha, vốn đầu tư 1.675 tỷ đồng;

1.939 căn nhà ở công nhân có diện tích 12,5 ha, vốn đầu tư 519,7 tỷ đồng;

2.507 nhà ở tái định cư diện tích 28,3 ha, vốn đầu tư 1.175,9 tỷ đồng.

35.540 căn nhà do người dân tự xây dựng có diện tích 688,4 ha.

Quyết định cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Khu nhà ở xà hội tại xã Đức Hòa Đông, diện tích 19ha của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Gòn và Công ty cồ phần Đầu tư bất động sản BMI và dự án nhà ở xã hội hạnh phúc diện tích 16,62 ha của Công ty Cô phân Khai thác Hạnh Phúc.

UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Xây dựng và các đơn vị, địa phương có liên quan đẩy nhanh việc tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, công khai các đồ án về quy hoạch đã được phê duyệt để nhân dân được biết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Mặt khác, Sở chú trọng rà soát quỹ đất 20% đất ở trong các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn để thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trường hợp chủ đầu tư không hoặc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt, Sở tổng hợp trình UBND tỉnh thu hồi và giao nhà đầu tư khác có năng lực triển khai thực hiện.

Chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở tập trung nguồn lực triển khai dự án đã được chấp thuận đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng; nghiêm túc thực hiện việc dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới.

Nguồn: cafeland.vn

 

Long An: Quy hoạch Cần Giuộc vào siêu khu kinh tế 32.000 ha

Dự án Khu kinh tế Long An quy mô 32.000 ha, sẽ là một trong những khu kinh tế lớn nhất cả nước, quy mô tương đương các khu kinh tế lớn trên thế giới.

Toàn bộ huyện Cần Giuộc sẽ là trung tâm siêu khu kinh tế

Đề xuất quy hoạch khu siêu kinh tế được Ban quản lý Khu kinh tế Long An đưa ra tại buổi tọa đàm Định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao, vừa được tổ chức ở thành phố Tân An, tỉnh Long An. Dự án nằm trong quy hoạch phát triển địa phương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ trình các bộ ngành, Chính phủ xem xét.

Khu kinh tế này gồm toàn bộ huyện Cần Giuộc và một phần huyện Cần Đước, dự kiến xây dựng trên nền tảng một số khu công nghiệp, công nghệ cao có sẵn như Long Hậu, Đông Nam Á, Tân Kim, Tân Tập, khu công nghiệp Nam Tân Tập, khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông…

Dự án gồm 7 khu chức năng, gồm khu đô thị vệ tinh 1 (Cần Giuộc); khu đô thị vệ tinh 2 (Cần Đước); khu đô thị giáo dục, y tế, thể dục thể thao; khu đô thị phụ trợ; khu công nghiệp – cảng biển quốc tế; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu đô thị sinh thái.

Trong đó, quy hoạch sử dụng đất, đất đô thị chiếm gần 15.000 ha (hơn 44%); đất công nghiệp, cảng biển hơn 5.800 ha (18%); đất nông nghiệp công nghệ cao hơn 7.800 ha (24%), còn lại là đất đầu mối giao thông, đất giao thông, đất mặt nước.

Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những khu kinh tế lớn nhất khu vực Nam Bộ. Quy mô dự án cũng tương đương một số khu kinh tế thế giới như Aqaba (Jordan, 37.500 ha) và các khu kinh tế lớn của Trung Quốc như Tô Châu (28.800 ha), Thiên Tân (46.000 ha), Bắc Kinh (22.500 ha) và Thanh Đảo (27.410 ha).

Với vị trí chiến lược và quỹ đất dồi dào, dự án có thể trở thành khu siêu kinh tế kết nối các khu vực quan trọng như Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, TP HCM, Vũng Tàu và Phnom Penh (Campuchia). Bên cạnh đó, dự án sẽ tham gia vào các chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện, đặc biệt là lĩnh vực công, nông nghiệp công nghệ cao.

Các ngành tiềm năng cao mà Khu kinh tế Long An hướng tới là điện tử thông minh, robot và tự động hóa, nông nghiệp tiên tiến và công nghệ sinh học, nhiên liệu sinh học, hóa sinh, chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Vốn FDI đổ mạnh vào Cần Giuộc, Long An bứt phá lên số 1 cả nước

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2021. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD tại huyện Cần Giuộc (chiếm tới 85,3% tổng vốn đầu tư của Long An).

Với những lợi thế về hạ tầng phát triển, cùng với đó là việc quy hoạch khu siêu kinh tế, Cần Giuộc hứa hẹn sẽ trở thành tâm điểm của Long An khi đóng vai trò then chốt là khu đô thị vệ tinh 1 với diện tích lên đến 19.000ha. Nếu so sánh với các huyện thuộc vùng TP.HCM mở rộng, Cần Giuộc được đánh giá là có vị trí địa lý hàng đầu khi chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến 20km. Không những thế, huyện còn nằm trên quốc lộ 50, là cửa ngõ từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến trung tâm TP.HCM.

Ngoài ra, việc các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 50, đường tỉnh 830, đường tỉnh 835B, đường tỉnh 826C liên tục được mở rộng và nâng cấp. Đặc biệt là việc hoàn thiện và đưa vào khai thác hệ thống đường thủy từ bến phà Cần Giờ nối với TP.HCM, cảng quốc tế Long An với gần 100 chuyến tàu cập bến mỗi ngày sẽ được coi là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của huyện Cần Giuộc.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải Long An cho biết, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ huy động nguồn vốn khoảng 30.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các dự án giao thông trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án như đường vành đai thành phố Tân An, đường DT830; dự án đường DT 827E có tổng vốn dự kiến khoảng 16.500 tỷ đồng, dự án đường DT 830E có tổng vốn hơn 3.300 tỷ đồng… Các dự án này khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ kết nối thông suốt từ các khu, cụm công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đến Cảng Quốc tế Long An, TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Ông Nguyễn Văn Được – Bí thư Tỉnh ủy Long An cho biết tỉnh sẽ mạnh dạn định hướng hình thành khu kinh tế công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị thông minh theo mô hình, kiểu mẫu của Hàn Quốc, là nơi thu hút, ươm tạo các dự án công nghệ cao”. Hiện tỉnh đã ký kết 10 bản ghi nhớ để hợp tác về việc chuyển đổi số, phát triển đầu tư.

Được biết, Long An có diện tích hơn 4.490 km2, dân số hơn 1,68 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 9,11% mỗi năm. Tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng thứ ba cả nước, với khoảng 13.200 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng vốn 338.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 62 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.100 ha, 35 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 11.000 ha. Những lợi thế này đang giúp cho bất động sản Cần Giuộc nói riêng và tỉnh Long An nói chung trở thành điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư.

Nguồn: Reatimes.vn

 

Phát huy vai trò kết nối liên vùng

(HNM) – Tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, được xem là cửa ngõ của Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, song chưa phát huy hết tiềm năng để phát triển do cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Trong những năm tới, tỉnh Long An sẽ đầu tư nhiều dự án hạ tầng lớn, phát huy vai trò kết nối liên vùng, tạo tiền đề để “cất cánh”.

Nguồn: Hanoimoi.com

5 Tỉnh thành lên kế hoạch làm đường vành đai 4 TP.HCM

TTO – Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa lấy ý kiến 4 sở giao thông vận tải Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu về kế hoạch phối hợp thực hiện dự án đường vành đai 4 của TP.HCM dài 200km.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đường vành đai 4 đã được Thủ tướng giao TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư các đoạn tuyến trên địa bàn các địa phương.

Để triển khai đầu tư xây dựng đường vành đai 4 theo chỉ đạo của Thủ tướng, Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức họp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và các sở ngành liên quan của TP để thảo luận các nội dung về quy mô đầu tư, hướng tuyến, phương án đầu tư, tiến độ dự án…

Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị, Sở Giao thông vận tải TP đã hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện các dự án. Kế hoạch nhằm tổ chức đầu tư dự án đường vành đai 4 đúng quy định, phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, đảm bảo tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư khi dự án đưa vào khai thác.

Theo kế hoạch, các địa phương sẽ phối hợp hoàn thành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vào tháng 12-2022. Mục tiêu đề ra là khởi công dự án năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2028. Căn cứ mốc tiến độ nêu trên, các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch triển khai từng đoạn qua địa bàn quản lý.

Đường vành đai 4 TP.HCM có chiều dài khoảng 200km, quy mô 6 – 8 làn xe, điểm đầu giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), điểm cuối tại cảng Hiệp Phước (TP.HCM). Quy hoạch đặt ra tiến trình đầu tư đường vành đai 4 TP.HCM trước năm 2030.

Cùng với đường vành đai 3, dự án vành đai 4 đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác liên ngành vào đầu năm 2022. Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát phạm vi, quy mô, phương án kỹ thuật, tổng mức đầu tư dự án (chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng)… và đề xuất bố trí nguồn vốn, các cơ chế, chính sách cần thiết, khả thi để thực hiện.

Riêng với dự án vành đai 3 hiện đã được trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay 23-5. Vành đai 3 có mốc tiến độ là cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành năm 2026, quyết toán năm 2027.

Nguồn: tuoitre.vn